Để giỏi giao tiếp tiếng anh, là mong muốn của nhiều người trong thời đại thế giới hội nhập. Giỏi tiếng anh giúp bạn nhận được cơ hội về cuộc làm, cuộc sống tốt hơn hay chuẩn bị định cư nước ngoài…
Tuy nhiên, nhiều bạn bỏ dở giữa chừng vì không xác định được mục tiêu của mình cũng như việc lên kế hoạch để học tiếng anh, đặc biệt là khả năng giao tiếp.
Dưới đây Tiếng Anh ABC xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp của một bạn nữ biệt danh là “chuối” đang định cư tại Mỹ.
Nhắn tin thì có rất nhiều thứ để nói mà mỗi lần gọi điện thoại là lại không biết nói gì vì khả năng nghe nói kém, làm sao thể tự tin hơn khi giáo tiếp?
Câu này được rất nhiều người hỏi khi muốn cải thiện khả năng giao tiếp một ngoại ngữ nào đó mà Chuối chỉ muốn lấy Tiếng Anh là ví dụ cơ bản.
Chuối không phải là giáo viên dạy tiếng Anh nên không thể nào chỉ dẫn mọi người cụ thể hoặc giúp tăng cường khả năng của mỗi người được, nhưng Chuối xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình cho mọi người có thêm động lực. Lưu ý: Chuối chỉ muốn tập trung nhiều hơn về phần giao tiếp (nghe-nói) chứ ngữ pháp tui dở.
Xác định mình học tiếng Anh để làm gì?
Để đi làm (speaking, listening) hay đi học (writing, reading) từ đó mới dễ dàng tập trung vào điều mình muốn.
Muốn chỉ tập trung nghe nói để đi làm, kiếm tiền, đi chợ, bank mà không cần người phiên dịch hay muốn học hết 4 kỹ năng để đi thi, du học? Xác định được mục tiêu rồi thì tập trung vào cái mình muốn.
Tạo môi trường khiến bản thân phải sử dụng tiếng Anh là chính
Bản thân Chuối chưa từng thi Ielts, Toefl, hay học bất kỳ trung tâm ngoại ngữ nào ngoài 12 năm trung học và 4 năm đại học. Nhưng từ khi tốt nghiệp chưa bao giờ làm chỗ nào sử dụng 100% tiếng Việt.
Chuối từng làm ở nhà hàng Nhật, sử dụng tiếng Nhật 80% và tiếng Anh 20%. Sau này làm ở spa Hàn Quốc cũng 50% tiếng Nhật và 50% tiếng Anh. Rồi sau đó làm tourguide cũng 100% tiếng Anh.
Kể ra không phải để khoe nhưng muốn chia sẻ với các chị em là ngay từ đầu Chuối đã xác định muốn cải thiện tiếng Anh thì phải đặt mình vào môi trường mà mình không được sử dụng tiếng mẹ đẻ, từ đó buộc mình phải suy nghĩ, phản xạ ngôn ngữ khác nhanh hơn và quen dần.
Năm 2012 Chuối bắt đầu học tiếng Nhật nhưng khả năng nghe tiếng Hoa lại tốt hơn dù chưa học tiếng Hoa ngày nào, vì Chuối xem phim, nghe nhạc Hoa rất nhiều (mà phim với nhạc Nhật lại không nghe, không xem) từ đó mà biết nhiều từ vựng hơn dù chả biết mặt chữ. Kể ra để cho mọi người thấy là dù từng đi học bài bản nhưng nếu không đặt mình vào môi trường đó thì cũng không có tác dụng “when you don’t use it (language) , you lose it“.
Xem TV show, Youtube, dramas, stand up comedy
Xem tất cả những nội dung mà mình thích bằng tiếng Anh với phụ đề hoặc là không (nếu đã giỏi hơn). Thích cái gì xem cái đó, đừng đặt nặng phải học bao nhiêu từ vựng mỗi ngày, xem video dạy tiếng Anh về ngữ pháp liên tục nếu mình không cảm thấy hào hứng.
Từ hồi cấp 2 nhà Chuối đã được gắn truyền hình cáp, nhờ vậy mà tiếp xúc với HBO, Cinestar, starmovie, disney channel, animax sớm hơn mấy bạn cùng lớp, nhờ vậy mà khả năng nghe và nói tốt hơn rất nhiều. Hồi đó có cái đầu cassette xong cứ thâu âm mấy bài hát bật tới bật lui, nghe đi nghe lại rồi hát theo thành ra Chuối học theo được tiếng Anh giọng Mỹ mà sau này đi làm được nhiều người nói mới biết.
Với Chuối, phát âm quan trọng hơn ngữ pháp
Ngữ pháp nói không chính xác hay gọi là broken english đôi khi người ta vẫn có thể hiểu sơ sơ, nhưng phát âm không chuẩn, dù có nói hoài người ta vẫn không hiểu.
Đừng nhầm lẫn giữa Accent và Pronunciation, nhiều người ở Mỹ lâu năm vẫn bị accent nhưng pronunciation của họ vẫn chuẩn.
Tập trung vào phát âm từ vựng cho chính xác sẽ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp từ đó khi nói chuyện sẽ nói ra 1 câu trọn vẹn hơn, mượt mà. Trên Facebook hay Youtube có những video rất ngắn dạy phát âm theo chủ để như thứ ngày tháng, số đếm, đồ ăn, nước uống, dụng cụ nấu ăn…
Cứ lôi từ vựng của mọi đồ vật trong nhà, chỗ làm, trong xe, ngoài đường, thấy cái gì, nói đi nói lại từ đó (dĩ nhiên là phải nói cho đúng) từ từ sẽ tạo thành thói quen. Từ vựng đã chuẩn ghép câu nghe âm nó sẽ hay hơn, mượt hơn, cũng không còn ngại vì sợ “người ta không hiểu mình nói gì”.
Nói tiếng Anh giống như một đứa trẻ tập nói, đừng sợ ngại, đừng sợ sai, sợ ai đó cười mình mà hãy tự nói và cải thiện để tốt hơn. Nghe không hiểu, hãy hỏi lại, đừng giả vờ mình hiểu, xem TV cái nào không rõ, pause lại tra từ điển + nghe phát âm để phát âm cho đúng.
Nguồn: Chuối Béo